Cha Vinh-sơn Lebbe đã nhiều lần thuyết phục Toà Thánh về tầm quan
trọng của việc thành lập Giáo Hội Địa Phương tại Trung Quốc. Ngài lý luận rằng
chỉ khi có Giám Mục người bản xứ, đức tin công giáo mới đâm rễ sâu tại Trung
Quốc được. Thế nhưng, mãi cho đến năm 1926, sau bao hy vọng và đợi chờ, ước
nguyện của Cha mới được toại nguyện. Vào chính ngày kỷ niệm 25 năm thụ
phong Linh Mục của Cha Lebbe, Đức Thánh Cha Piô XI đã phong chức cho sáu
vị Giám Mục Trung Hoa đầu tiên tại Rôma.
Ngay sau biến cố quan trọng này, Cha Lebbe trở về Trung Quốc, miền đất
truyền giáo đã trở thành thân thương của Ngài, và được một trong sáu vị tân
Giám Mục, tức Giám mục Giáo phận Hà bắc, mời đến làm việc tại Gíao phận Hà
Bắc, thuộc An Quốc. Ngài phục vụ hết mình với một niềm vui dạt dào.
Năm 1928, Cha Lebbe thành lập hai dòng tu: một cho nam, gọi là Hội
Dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả, và một cho nữ, gọi là Hội Dòng Tiểu Muội
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Ngài vạch ra cho mình và cho anh em tiểu đệ và
chị em tiểu muội một lối sống rất khắc khổ và nghiêm nhặt. Ngài làm gương sáng
bằng chính đời sống cầu nguyện và hy sinh. Vào dịp Lễ Giáng Sinh năm 1933,
Ngài quyết định rời Dòng thánh Vinh-sơn và trở thành bề trên Hội Dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan. Hội Dòng của Ngài lập tức phát triển rất nhanh qua Bắc Kinh và
các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây. Nhờ nỗ lực của Cha Lebbe và các "Tiểu Đệ" của
Ngài, năm 1933 địa phận An Quốc có thêm trên 3.000 tân tòng được rửa tội, gia
nhập đạo thánh.
Lúc cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ ở Trung Quốc, Cha Lebbe dẫn
đầu 20 tu sĩ và trên 300 giáo dân ra tiền tuyến làm công tác tải thương. Ngài
thành lập một trạm xá tại Bắc Kinh để chăm sóc các thương bệnh binh. Trong
vòng tám năm kháng Nhật, từ 1937 đến 1945, Hội Dòng đã săn sóc vàphục vụ
cho trên 20.000 thương binh. Đó quả là một thành tích đáng khâm phục. Đó cũng
là kết quả từ sự hy sinh anh hùng của Cha Lebbe và các tu sĩ.
Ngày 24 tháng 6 năm 1940, đúng ngày lễ bổn mạng của Hội Dòng, Cha
Lebbe đã được Thiên Chúa gọi về. Cuộc sống và cái chết anh dũng của Ngài đã
thay đổi hẳn quan niệm sai lầm của người Trung Quốc về đạo công giáo - đạo mà
họ vẫn gọi là "đạo ngoại bang".
Năm 1949, khi tình hình chính trị tại Trung Quốc thay đổi, một số thành
viên của Hội Dòng di tản sang Hồng Kông, tiếp tục công việc truyền giáo và
phục vụ văn hóa cho di dân đến từ lục địa Trung Hoa. Cũng trong thời gian này,
một trường học đã được thành lập tại Hồng Kông, mang tên tiếng Hoa của Cha
Lebbe - trường trung-tiểu học Minh Viễn.
Năm 1954, một nhóm tu sĩ của Hội Dòng sang Đài Loan và thành lập một
giáo xứ tại Đài Bắc. Một thời gian sau, một tu viện mới được thành lập tại Đài
Trung để tiếp tục thu nhận thành viên. Hiện nay, tu viện này đã trở thành Nhà Mẹ
của Hội Dòng.
Tại Việt Nam, Hội Dòng đã có mặt từ năm 1963. Việc hoạt động đầu tiên
của Hội Dòng là quản lý hai trường trung học, trường Thánh Gioan và trường
Minh Viễn, tại Sàigòn với sĩ số nhập học là 6.000 học sinh. Năm 1983, Hội Dòng
tiếp nhận trường trung học Viator tại Đài trung, Đài loan, một trường học rất
danh tiếng tại Đài loan. Không bao lâu, sĩ số học sinh tăng vọt từ 2.000 đến 3.600.
Sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, bốn thành viên của Hội Dòng di tản
sang Hoa Kỳ. Năm 1977, họ đến địa phận Brooklyn và bắt đầu công tác mục vụ
cho người Hoa tại đó cho đến ngày nay.
Dòng hiện có mặt tại sáu quốc gia: Đài loan (từ năm 1953), Trung hoa,
Philippines (từ năm 2004), Việt nam, Hoa kỳ và Canada (từ năm 2005).