Chương VI:
TINH THẦN TRIỆT ĐỂ”LUÔN VUI VẺ” VÀ KẾT LUẬN

Th3 3, 2021

    Câu thứ ba của “Cương lĩnh tinh thần tu đức” mà cha Vincent Lebbe nói tới là “Luôn vui vẻ”. Đây là điều khiến cho người mới lần dầu nghe ngài giảng về “câu vè ba chữ cách xử thế” có một cảm giác rất kỳ lạ và đặc biệt. Đối với danh từ vui vẻ thì người ta không bỡ ngỡ, đối với quan niệm “hồ hởi” cũng rất rõ ràng, nhưng đối với sự quan hệ giữa “vui vẻ và tinh thần tu đức” thì lại cảm thấy rất mới lạ. Đây là một công phu của linh đạo tu đức mà cha Vincent Lebbe đặc biệt coi trọng, ngài nói: “Vui vẻ vốn không phải là đức hạnh nhưng lại có thể thực hành “luôn” sự vui vẻ, nhưng nếu không có đức hạnh thật và sự tu dưỡng hết sức thâm sâu thì không dễ dàng làm được điều này.”

    1. Ý NGHĨA CỦA “LUÔN VUI VẺ”

    Cha Vincent Lebbe nói “vui vẻ” có hai ý nghĩa: một là sự vui vẻ của tinh thần, mà sự vui vẻ này hoặc là cảm giác an nhàn thư thái của thân xác, hoặc là hưng phấn dễ chịu của tinh thần; hai là lạc quan của ý chí, có thể nói là cân bằng và an định của ý chí. Trước hết là tác dụng của cảm tình, lúc đến lúc đi, không hoàn toàn do con người nắm giữ nên không nói được chữ “luôn” và cũng không nói được chữ tu dưỡng; thứ đến là tác dụng của ý chí, ở trong hoàn cảnh khó khăn cũng có thể bình an yên lặng, trăm nghìn cách trở cũng không sờn lòng. Đây là một loại tinh thần được chi phối bởi con người, là đức hạnh do con người luyện tập mà có, ý nghĩa chân chính của “Luôn vui vẻ” là ở đó.

    Ngài lại nói: một ý nghĩa khác của “Luôn vui vẻ” cũng có thể bổ sung cho ý nghĩa vừa kể trên, đó là dùng ánh mắt siêu nhiên để nhìn cuộc đời này, đối với cuộc sống –đặc biệt tất cả những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc sống- mang trong lòng một sự hào hứng cực lớn. Do đó, “Luôn vui vẻ” không chỉ là một sự hưởng thụ của trạng thái tĩnh, mà là một loại phấn đấu có sức sống, mang trong lòng một ý chí phấn khởi, bỏ đi sự ràng buộc của thế gian vây hãm cuộc sống xã hội, mở rộng tâm hồn hướng về Thiên Chúa, để thánh ý của Ngài trên con người tôi được hoàn toàn viên mãn, như thánh vịnh đã nói: “Tôi chạy theo đường lệnh truyền của Người, bởi Người cho lòng tôi phơi phới” .

    Cha Vincent Lebbe còn chủ trương, lạc quan trong nội tâm phải biểu hiện được nơi khuôn mặt tươi cười, và cũng dùng khuôn mặt tươi cười để đạt tới thành công. Khuôn mặt mĩm cười, dù là miễn cưỡng, cũng có thể làm nhẹ bớt nỗi buồn trong tâm hồn, tăng cường bầu khí vui vẻ trong cộng đoàn.

    Tinh thần của cha Vincent Lebbe là tinh thần triệt để, ngài thích dùng chữ “cực kỳ” hoặc cách nói sửa sai quá trớn để biểu đạt hy vọng và ý muốn của ngài. Chẳng hạn như có liên quan đến “Luôn vui vẻ” thì ngài có rất nhiều cách nói mới mẻ và kỳ lạ, trong đó có một câu: “Người anh em, anh đến đây để làm gì nào? – (đáp) Chuyên môn tìm phiền phức!”

    Đó là bức biểu ngữ rất lớn treo ở nơi đầu cửa lớn phòng khách của Chân Phúc Viện An Quốc rất rõ rệt, khiến cho khách coi rồi thì dở khóc dở cười còn cha Vincent Lebbe thì mặt mày lại tươi tắn đắc ý giải thích cho khách: cuộc sống con người thế nào rồi cũng sẽ có phiền phức, vả lại hết tám chín phần là không vừa ý với công việc thường ngày, suốt ngày mặt mày ủ rủ thở, dài não ruột, oán trời trách người, ý đồ chạy trốn, chi bằng phấn chấn tinh thần lấy tâm tình phấn khởi mà đón nhận khó khăn để giải quyết nó, ít nữa là đem nó biến thành cái vốn để thường thức mãi mãi. Ngài còn trích dẫn câu nói của thánh nữ Tê-rê-xa thành A-vi-la: “Không đón nhận khó khăn, chẳng thà chết đi.” (Aut pati, aut mori)để làm chú thích cho bức biểu ngữ này.

    2. CĂN BẢN CỦA LUÔN VUI VẺ.

    Đức Chúa Giê-su nói với các tông đồ: “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” .

    Dựa theo lời này của Thánh Kinh, cha Vincent Lebbe nói: cơ sở của “Luôn vui vẻ” là ở nơi Thiên Chúa, chỉ có Thiên Chúa vạn phúc mới có thể ban cho chúng ta bình an và vui vẻ chân chính lâu dài, xưa nay trong xã hội loài người, dù đạt tới bất kỳ phương diện nào của cái gọi là vui vẻ và hạnh phúc, thì cũng chỉ là trống rỗng và càng không có “luôn”.

    Cha Vincent Lebbe đã giải thích rõ điểm này, ngài nói: trọng tâm của một con lật đật không phải ở phần đầu, không ở phần ngực, cũng không ở phầnbụng mà là ở sâu dưới đáy. Cũng vậy, sức mạnh (luôn vui vẻ)yên ổn của con người không hệ trọng học rộng biết nhiều (đầu tượng trưng cho sự hiểu biết), cũng không hệ tại ở sự đáp ứng tình cảm(ngực tiêu biểu cho tình cảm),càng không ở tại sự vui sướng của xác thịt (bụng đại diện cho nhục dục).Bởi vì tri thức, địa vị danh lợi, quyền lực của nhân loại; vui sướng trong lòng, khoái cảm nhục thể.v.v...đều là không toàn vẹn, không ổn định, hơn nữa lúc đến lúc đi, con người không thể nắm bắt được nó. Dù cho nhất thời được chút vui vẻ viễn vông thì không những không lâu dài, mà trong đó còn chứa đựng chua ngọt, đắng cay, đau xót.v.v...

    Cha Vincent Lebbe nói, sự vui vẻ của con người không chỉ không nên ký thác vào của cải vật chất, hưởng lạc thú, danh vọng địa vị và vinh quang ở đời này, cũng không nên đặt trên thành tích công tác và sự thỏa mãn chính mình. Ngài trích một đoạn trong sách tiên tri Ha-ba-cúc làm dẫn chứng, vị tiên tri viết: “Bởi chưng vả hết đơm hoa, vườn nho không sinh trái, cảm lãm vào mùa trái trăng cũng dối, đồng án chẳng đem lại gì ăn, chiên bê biến mất khỏi ràn. Trong chuồng bò bê cũng sạch, phần tôi, “tôi muốn nhảy mừng trong Đức Gia-vê, hoan hỷ trong Thiên Chúa tế độ của tôi, Gia-vê Đức Chúa là sức mạnh tôi...” .

    Có người chất vấn cha Vincent Lebbe: vui vẻ trong đau khổ, phấn khởi trong thất bại, nếu không phải là giả tạo quá đáng, khoác lác lừa dối người ta, thì cũng là ăn bánh vẻ cho đỡ đói, ảo mộng hão huyền? Cha Vincent Lebbe trả lời rất chắc chắn: “Giống như việc làm của người nông dân là cày bừa, làm cỏ, gieo hạt, diệt cỏ.v.v…lúc làm việc thì rất cực nhọc gian khổ mà vẫn cứ cất cao giọng hát, trong lòng ngập tràn vui sướng và hy vọng vụ mùa bội thu, đây không phải là ảo tưởng, càng không phải là khoác lác, mà là có hy vọng tương đối chắc chắn.” Cũng vậy, Đức Ki-tô muốn chúng ta khi vì Ngài mà bị bách hại thì hãy nhảy nhót vui mừng, không chỉ vì sự báo đáp rất phong phú ở trên trời, mà hơn nữa nó tuyệt đối không tan thành mây khói, Ngài bảo đảm: “Trời đất này sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” .

    3- HIỆU QUẢ CỦA LUÔN VUI VẺ.

    Cha Vincent Lebbe nói: “Luôn vui vẻ” có thể làm cho cuộc sống của mình càng có ý nghĩa, càng dồi dào thêm; luôn giữ vẻ mặt tươi cười cũng có thể làm cho người khác sống dễ chịu; trong lòng vui vẻ thì càngcó thể yêu mến Thiên Chúa được nhiều hơn.”

    Chúng ta có thể chiếu theo những lời của cha Vincent Lebbe, từ ba phương diện để xem công hiệu của “Luôn vui vẻ”, ba phương diện đó là:

    1. Thiên Chúa yêu thích người “lạc quyên”
    (Tv 32, 3) Cha Vincent Lebbe nói, Thánh Vịnh chính là lời của Đức Chúa Thánh Thần dạy dỗ nhân loại cách tốt nhất, từ đó có thể thấy Ngôi Ba Thiên Chúa thì vui sướng như thế nào khi thấy con người ”Luôn vui vẻ”.
    2. Gió xuân của nhân gian.
    Lúc còn sống, cha Vincent Lebbe đã được hàng ngàn hàng vạn người Trung Quốc yêu mến, sùng bái; hơn nữa, ngài cũng đã cảm hóa rất nhiều giáo sĩ truyền giáo người ngoại quốc đã vận động phản đối ngài thành lập giáo hội địa phương. Đương nhiên có nhiều nguyên nhân trong đó, nhưng tinh thần luôn vui vẻ của ngài và phong độ tươi cười rạng rỡ mà ngài luôn nang trên khuôn mặt, nhất định đây chính là nguyên nhân lớn nhất.
    Ngài đã dùng ví dụ để mô tả sự quan hệ của “Luôn vui vẻ” đối với đời sống cộng đoàn như sau: “Một người có tâm tình vui vẻ, khuôn mặt luôn mĩm cười thì giống như con ong mật chế tạo mật ong thơm ngon cho con người khiến cho cuộc sống của họ luôn vui sướng, thoải mái và ở đâu cũng được người ta đón nhận; trái lại người tính tình buồn phiền u uất, khuôn mặt rầu rĩ bực bội, vạch lá tìm sâu, oán trời trách người,, bới lông tìm vết, thì họ từa tựa giống như con ruồi truyền vi trùng bệnh, tạo ra sự khó khăn, hay quấy rầy, nó ở đâu cũng khiến cho người ta chán ghét, cần phải đuổi nó đi thì mới được thoải mái.”
    Sau đây là một đoạn nói chuyện của cha Vincent Lebbe với các tu sĩ hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả có liên quan đến ”Luôn vui vẻ” để giải thích rõ nó có quan hệ với đời sống cộng đoàn:
    “Các anh em, bất luận trong lòng vui hay không vui, toàn thân thể có đau hay không, có chịu oan ức hay không, tóm lại dù cho Thiên Chúa có thương họ bao nhiêu và thánh giá như thế nào, thì cũng cần phải luôn vui vẻ, hơn nữa phải luôn mang bộ mặt tươi cười, các anh em phải thật sự nhớ lấy: “Luôn vui vẻ” là một đức hạnh lớn, nó bao hàm sự nhẫn nại không dối trá thật lớn. Để tu dưỡng đức hạnh này sự cấm kỵ nhất của nó là mang bộ mặt rầu rĩ, nói lời chán nản, những lời nói và việc làm này ngược lại với đức ái, hủy hoại tinh thần, giảm bớt nhuệ khí. Tóm lại là đe dọa trực tiếp sự sóng còn của hội dòng chúng ta. Chân Phúc viện không có chỗ cho người bi quan ở.”
    3. Hạnh phúc cá nhân.
    Hiệu quả thứ ba của “Luôn vui vẻ” là làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân có ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn. Cha Vincent Lebbe nói cuộc sống con người không thể không có đau khổ, người bình thường khi gặp khó khắn thì ấm ức trong lòng, vẻ mặt rầu rĩ, rụt rè không dám tiến lên, thậm chí tiêu cực thất vọng. Người có tinh thần “Luôn vui vẻ” thì không như thế, họ biết dùng ý chí để không chế tinh thần và khuôn mặt, mang cái nhìn lạc quan, tinh thần phấn khởi hướng về phía trước và dùng nghị lực để trăm ngàn trắc trở cũng không nản lòng, tìm cách đánh cửa ải khó qua để tìm ra một con đường thành công. Vì lẽ đó mà cha Vincent Lebbe lại nói: “Người lấy tinh thần “Luôn vui vẻ” để đón nhận khó khăn, thì khó khăn đã khắc phục được một nửa.”
    Câu nói này của cha Vincent Lebbe và một câu danh ngôn khác tuy không nhau giống nhưng kỳ diệu như nhau, câu nói đó là: “Mở đầu mà tốt là thành công một nửa”, có nghĩa là: nếu người ta lấy tinh thần lạc quan đối mặt với khó khăn, thì mới có thể phấn đấu vượt lên đạt thành tích, nổ lực tiến thủ, như thế là họ đã đi trên con đường thành công rồi vậy.
    Dó đó mà chúng ta có thể nói, tinh thần “Luôn vui vẻ” có thể loại trừ xiềng xích của khó khăn, hồi phục dũng khí khi thất bại, an ủi tinh cảm ưu sầu, phấn chấn tâm linh tiêu cực, vực dậy sa ngã, giúp đỡ người té ngã vững vàng đứng lên. Trong Thánh Kinh cũng có nói: “Lòng vui tươi liều thuốc linh nghiệm; tâm trí liệt nhược làm khô xương” .

    Tóm lại, “Luôn vui vẻ” là nguồn gốc hạnh phúc của mọi người.

    4. THỰC HÀNH ”LUÔN VUI VẺ”

    “Cương lĩnh tinh thần tu đức” do ngài đề xướng, trong đó đặc biệt là “Luôn vui vẻ” thì rất ít nghiên cứu thâm sâu và giải thích, ngài chỉ dựa vào giáo huấn mộc mạc của Thánh Kinh để dạy dỗ các đệ tử của ngài làm việc và “tu luyện thực tế”.

    Lần đầu tiên khi ngài cùng với cha Andre Boland người Bỉ -hội trưởng hội Trợ Tá truyền giáo (S.A.M)- thư từ cho nhau bàn về vấn đề này và đã chỉ thị rất rõ ràng cho các đệ tử không cần biết quá ư tỉ mỉ, nhưng cần phải chú ý cố gắng thực hành, ngài viết: “Cha muốn nói với tôi điều này (giải thích cương lĩnh tinh thần tu đức) không đủ cặn kẻ cho lắm. Có lẽ vậy, nhưng vì để cho công việc được gặt hái thành quả to lớn thì nhất định đã đầy đủ rồi, tôi tin tưởng điều này đã là đủ để khiến cho người ta liệt nó vào hàng phẩm chất thánh. Bây giờ chỉ cần “thực hành” tinh thần này, nên đem tinh thần này ứng dụng vào các công việc cá biệt……Các anh thành tâm thử nghiệm một lần xem sao, thì liền biết rằng toàn bộ Phúc Âm đều ở trong đó.”

    Do đó, ở đây đối với “Luôn vui vẻ” thì không có ý định nghiên cứu lý luận, mà chỉ đem vài đoạn phát biểu và hành động cá biệt có liên quan đến cha Vincent Lebbe kể ra mà thôi.

    1. Luôn giữ vẻ mặt tươi cười.
    Cha Vincent Lebbe chủ trương tâm tình vui vẻ và cách nhìn lạc quan, không những phải lấy vẻ mặt tươi cười để biểu hiện, mà còn phải dùng nụ cười để xúc tiến thành công, ngài nói trong tâm lý học có ba loại nguyên tắc từ kinh nghiệm mà có:
    (1) Tư tưởng ảnh hưởng đến tinh thần.
    (2) Tinh thần ảnh hưởng đến hành vi.
    (3) Hành vi cũng ảnh hưởng đến tinh thần và hành vi.
    Theo nguyên tắc thứ ba thì phải luôn luôn mĩm cười, dù cho là mĩm cười gắng gượng thì cũng có thể làm bớt đi nỗi khổ trong lòng, khơi dậy tâm tình vui vẻ, khích dậy hành động phấn khởi.
    Ngài lại nói: “Không biết mĩm cười là ngu xuẩn, là tự làm khổ mình, đã buồn lại buồn thêm, là tự ngược đãi mình.”
    Có người hỏi cha Vincent Lebbe như trong lòng rõ ràng là buồn khổ mà nét mặt gắng gượng mĩm cười, đây có phải là giả tạo chăng? Ngài trả lời rất dứt khoát: “Không phải, mà là lấy ý chí không chế tình cảm bực dọc, chính là công phu tu dưỡng trước tiên cần phải có, là nghệ thuật cười.”
    Cha Vincent Lebbe không chỉ khuyên người ta giữ vẻ mặt tươi cười, tự bản thân ngài đúng là luôn mĩm cười. Ai đã thấy qua ngài thì đều có thể làm chứng là hình như ngài không có buồn khổ. Nhiều lần nghe người ta nói, và nghe cha Vincent Lebbe chỉ nói qua một lần thì đối với những khó khăn của mình thì hình như đã giải quyết được một nửa. Thực ra, nếu điềm tĩnh mà suy nghĩ một chút thì vẫn là không có phương pháp giải quyết cụ thể. Nhưng cảm nhận được tinh thần lạc quan của cha Vincent Lebbe, vẻ mặt tươi cười, phấn khởi biểu lộ tình cảm làm cho tâm hồn của mình bừng lên biến đổi rất lớn. Câu cách ngôn này của ngài: “Lấy tinh thần vui vẻ đón nhận khó khăn, thì khó khăn đã khắc phục được một nửa”đã chứng thực trên con người của tôi .

    Mọi người đều biết cuộc đời của cha Vincent Lebbe luôn gặp phải khó khăn, từ kinh nghiệm mà ngài có một câu danh ngôn như sau: “Cuộc đời của con người ngoài khó khăn ra, thì còn có gì?” Trong tâm hồn của ngài không phải là không có đau khổ, hơn nữa theo hiểu biết của tôi đối với ngài thì ngài cũng rất nhạy cảm, gặp chuyện thương tâm thì phản ứng rất nhanh, có lúc biểu hiện ra bên ngoài, xúc động khóc nghẹn ngào nhưng lắng dịu phục hồi rất nhanh mà nét mặt lại còn tươi cười nữa, rồi sau đó lại tiếp tục công việc như không có chuyện gì xảy ra.

    Vì muốn cho chúng tôi luôn giữ nét mặt tươi cười, thì ngoài việc để cho chúng tôi lấy ý chí điều khiển tinh thần, cha Vincent Lebbe còn dạy chúng tôi một phương pháp khống chế tác dụng của sinh lý, tức là chỉ ra phương pháp luôn dùng hai “mép miệng” đưa lên, không để cho nó rủ xuống. Theo lý lẽ thường tình thì tâm hồn của những người buồn khổ -về phương diện sinh lý- thì mép miệng tự nhiên phải rủ xuống, nếu dùng ý chí khống chế nó khiến nó đưa lên, thì không những làm cho người bên cạnh có ấn tượng về nụ cười, mà cũng có thể làm nhẹ đi nỗi buồn trong lòng của mình.

    2. Cố gắng ăn thêm.
    Cha Vincent Lebbe đã có lần nói: hầu hết mọi người khi gặp hoạn nạn, bị công kích, phản ứng thứ nhất chính là đau dạ dày -không ăn cơm, nản lòng thối chí. Kiểu cách này đã không phù hợp với tinh thần tu đức, cũng chẳng giải quyết được vấn đề, trái lại làm hại thân thể, hao tổn tinh thần, làm hỏng công việc. Ngài khuyên chúng tôi khi gặp chuyện không vừa ý thì cố gắng ăn thêm để bày tỏ sự phấn chấn.

    3. Vui vẻ để quên buồn.
    Có một phương pháp khác mà cha Vincent Lebbe dùng để thực hiện “Luôn vui vẻ” là vui vẻ để quên buồn. Đây không phải nói là đánh lừa mình khi gặp đau khổ mà giả bộ cố ý như là không biết, mà là dùng cách nhìn lạc quan, tinh thần phấn khởi để đón nhận đau khổ, khắc phục trở ngại và loại bỏ đau khổ buồn sầu.
    Lời nói và việc làm của cha Vincent Lebbe lúc còn sống, thì ngoài việc phản ảnh tinh thần của Đức Chúa Giê-su và thánh Phao-lô tông đồ, thì ngài cũng cảm nhận được cách sâu sắc ảnh hưởng tư tưởng của Khổng Tử, mỗi ngày ngài đều đọc sách Tứ Thư. Cách đối xử của Khổng Tử cũng có thể thấy được nơi bản thân của cha Vincent Lebbe.

    Cuộc sống lấy phục vụ làm gốc, mà phục vụ lớn nhất là vui vẻ, bởi vì khi vui vẻ “làm người phục vụ” có lúc lại quên đi hưởng thụ cá nhân, đó là ăn uống. Ai đã tiếp xúc với cha Vincent Lebbe đều công nhận ngài là một con người “gắng sức mà quên ăn uống.” Đối với tinh thần của cha Vincent Lebbe thì linh mục LôiKhắc Khả (Rev. Jacques Leclercq) người viết “truyền ký” của ngài đã có lời bình luận chung như sau, ngài nói: “Ăn uống, nóng lạnh, mệt mỏi, ủi an, giễu cợt, đánh giá......đối với cha Vincent Lebbe mà nói thì đều không thể tồn tại được, ngài nâng cao tầm nhìn, nhìn chỉ thị của Thiên Chúa chỉ làm công tác cứu giúp người...!”

    Người ta nói những lời khác về cha Vincent Lebbe: “Ngài là một người không biết mệt mỏi”, và ngài cũng thẳng thắn thừa nhận điều đó: “Thế giới quá lớn nên phải làm việc nhiều hơn, nơi bản thân tôi một phút một giây thì cũng không muốn tiếp tục sống, nhưng vì người vì việc thì chín mươi chín năm cũng không là nhiều. Tôi năm nay mới sáu mươi tuổi, tôi cần phải sống thêm sáu mươi năm nữa. Làm việc, luôn luôn làm việc; hăng hái, mãi mãi hăng hái” .

    Mấy câu nói cảm tưởng trên đây của cha Vincent Lebbe nhândịp sáu mươi năm sinh nhật của ngài, không, tinh thần và tác phong của cuộc sống ngài là vì con người, và tác phong vì người mà “gắng sức quên ăn, vui vẻ để quên buồn, không biết tuổi già sắp đến của Khổng Phu Tử, đúng là chiếu sáng cho nhau.
    Nhưng cha Vincent Lebbe giải thích ý nghĩa chủ yếu của “vui vẻ để quên buồn” là tích cực, nghĩa là lấy tinh thần lạc quan, tâm tình phấn khởi và hành động tích cực để đón nhận hoạn nạn khốn khó và khắc phục khó khăn.

    4. Dùng âm nhạc để chữa tâm.
    Mọi người đều biết “vui ′” của vui vẻ (ᘛ′) và “nhạc ′” của âm nhạc (丣′) mặc dù phát âm không giống nhau nhưng chữ thì giống nhau. Giải thích rõ điều này thì giữa âm nhạc và vui vẻ không chỉ có liên quan mà còn có thể nói giống nhau về sự việc, bởi vì chỉ có âm nhạc mới có quy luật nhất định và hài hòa vui tai thì mới gọi là âm nhạc, nếu không phải là như thế thì chỉ là tạp âm khiến cho người ta nghe không vui.
    Dựa vào ý nghĩa này, cha Vincent Lebbe dạy các tiểu đệ phải lấy âm nhạc mà bồi dưỡng tâm tính vui vẻ và tinh thần luôn lạc quan, ngài trích dẫn sách Lễ Kýlấy âm nhạc để chữa tâm hồn, rồi lại nói mục đích của âm nhạc là dùng nó để cứu vãn sự buồn khổ.

    Hai hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả và hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa đã phổ nhạc và hát kinh nhật tụng về Đức Mẹ bằng tiếng Trung Quốc, một số kinh trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh (PVCGK), các câu kinh trong thánh lễ, các kinh chầu Mình Thánh Chúa, tất cả đều do một tay cha Vincent Lebbe biên soạn.

    Những bài hát của ngài soạn rất cảm động lòng người, chẳng hạn như trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh của Tam Nhật Vượt Qua có câu: “Giê-ru-sa-lem, Giêru-sa-lem, hãy trở về với Thiên Chúa của người đi”ngài phối trí bài hát cách dịu dàng, trầm lắng, mỗi lần hát đến đoạn này thì nước mắt sẽ tuôn chảy mà không tự chủ được. Ngài đã đưa vào chủ âm đầu của bài hát Salve Regina, thích ứng với thể văn dịch ra quốc ngữ bài hát “Kính mừng nữ hoàng” để soạn ra một bài hát. Lần đầu tiên khi chúng tôi tập bài hát này thì có một vài tu sĩ cảm động chảy nước mắt. Khi phát biểu cảm tưởng thì có một tu sĩ đã thừa nhận và thẳng thắn nói: khi trong lòng cảm thấy buồn phiền mà hát bài “Kính mừng nữ hoàng” này, thì tâm tình lập tức lâng lâng vui vẻ.

    Căn cứ vào sự hiểu biết của tôi thì cha Vincent Lebbe đã gặp nhiều chuyện đau khổ, buồn thương, phản ứng thứ nhất đương nhiên là hướng lòng lên cùng Chúa và đắm say cầu nguyện rất lâu theo giờ giấc đã định – cầu nguyện trong thinh lặng. Khi đối mặt với đau khổ thì lấy thái độ ung dung bình tĩnh tìm cách giải quyết những việc khó.... Có lúc ngài đến nhà thờ vừa cầu nguyện vừa đánh đàn phong cầm để thư giản, giải tỏa tâm trạng buồn bực ấm ức.

    Mặc dù cha Vincent Lebbe rất coi trọng đức khiêm tốn, về phương diện này ngài tu dưỡng cũng rất thâm sâu, nhưng ngài càng coi trọng đức ái hơn. Vì để thành toàn một hành vi đức ái mà có lúc ngài hy sinh hành vi khiêm tốn –đương nhiên vẫn giữ tâm tình khiêm tốn- Đó là có một năm vào dịp lễ chúc thọ ngài, chúng tôi đã sáng tác một bài hát chúc thọ nhưng lại không có người phổ nhạc. Sau khi chần chừ rất lâu, bất chấp bị la rầy, chúng tôi xin cha Vincent Lebbe phổ nhạc, vì để cho chúng tôi vui vẻ, tăng thêm tình thân ái và để đáp ứng lời yêu cầu của chúng tôi, ngài đã phổ một điệu nhạc hát lên rất vui tai.

KẾT LUẬN

    Ba “Cương lĩnh tinh thần tu đức” Toàn hy sinh – Thật yêu người – Luôn vui vẻnày của cha Vincent Lebbe là phương pháp tốt nhất, chắc chắn nhất để tu thân, để làm việc, để ứng xử với người, phụng sự Thiên Chúa. Ngôn ngữ đãngắn gọn, nột dung lại phong phú khiến cho người ta dễ nhớ, lại có tính gợi ý dồi dào để cho người ta suy nghĩ sâu xa hơn. Khi kể lại cách nhìn của cha Vincent Lebbe đối với “Cương lĩnh tinh thần tu đức” của ngài, ngài nói: - “Sợ rằng sẽ có người nói “Cương lĩnh tinh thần tu đức” khôngđủ cặn kẻ. Có lẽ vậy, nhưng vì để cho công việc được gặt hái thành công to lớn thì nhất định đã đầy đủ rồi, tôi tin điều này đủ để khiến người ta đưa vào phẩm vật thánh. Bây giờ chỉ có việc thực hành tinh thần này.”