Chương VI:
TINH THẦN TRIỆT ĐỂ “THẬT YÊU NGƯỜI”

Th3 3, 2021

    Mặc dù đoạn văn trên chúng ta đã nói, khi cha Vincent Lebbe giảng về “Cương lĩnh tinh thần tu đức” thì có vẻ như rất nhấn mạnh đến “Toàn hy sinh”, nhưng ngài không hoàn toàn nói “Toàn hy sinh” là quan trọng hơn cả, trái lại, ngài nói: “Toàn hy sinh” xét cho cùng chỉ là điều kiện, còn “Thật yêu người” mới là trung tâm của đời sống linh đạo tu đức, và cũng là hoàn thành ý nghĩa của “Toàn hy sinh”, hoặc nói cách khác, hy sinh mà thiếu “yêu thương” là vô nghĩa. Vì vậy, những người quen biết cha Vincent Lebbe thì rất làm lạ và kêu lên tuyệt vời đối với tinh thần hy sinh của ngài.

    Linh mục Jacques Leclercq tác giả quyển sách viết về cha Vincent Lebbe, bản văn tiếng Pháp, đã gọi cha Vincent Lebbe là “người của Thiên Chúa”, chính là từ quan điểm của tình yêu đã cho ngài lời nhận xét ấy, “Vì Thiên Chúa là tình yêu” .

    1. THẬT YÊU NGƯỜI LÀ GÌ?

    Cha Vincent Lebbe tránh không nói về định nghĩa và phân loại yêu người cách khô khan nhạt nhẽo, nhưng ngài trả lời cách ngắn gọn súc tích và thích hợp: “Thật yêu người” tức là luôn luôn làm cho người ta trước, để họ tự mình được an ủi và ích lợi thật sự, sau đó thì đến mình.”

    Ngài nói: “Trong toàn bộ cuộc sống, mọi nơi mọi lúc đều phải chú ý thực hành yêu người cách chân thật, không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào “tự mình hy sinh, vì người mà phục vụ”, chẳng hạn như ở trong tu viện của các anh, đồ vật tốt thì nên nhường cho người khác, còn mình thì dùng loại xấu hơn; khi mỗi lần ngồi xe đi xa thì nhường ghế cho người khác; có người cần giúp đỡ-bất luận về phương diện vật chất hay tinh thần- dù không có khả năng giúp đỡ tiền bạc, thì cũng phải giúp đỡ bằng lời nói.”

    Ngày 3/10/1931 lễ kính thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su , lúc giảng trong đại lễ này cha Vincent Lebbe đã dùng một câu nói rất xuất sắc và đúng trọng tâm có thể hình dung ra được đời sống bác ái của thánh nữ, ngài nói thánh nữ là “tinh thần một khối”, ý nghĩa câu nói này là: mỗi hoạt động trong cuộc đời thánh nữ đều biểu hiện thái độ nhiệt thành của ngài là “nhiệt tâm yêu Chúa, quan tâm đến tha nhân.”

    Sau đó không lâu, tại phòng thuyết trình của hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả, cha Vincent Lebbe cho dán một bức biểu ngữ khổ lớn: “Thánh nhân là gì – Tinh thần một khối?” Ngài giải thích như sau: mỗi một hoạt động trong cuộc sống của con người, ngay cả trong công tác, bản thân nó không quan trọng, cái quan trọng là biểu hiện như thế nào lòng nhiệt thành với Thiên Chúa và quan tâm đến tha nhân.

    Lại có người hỏi cha Vincent Lebbe: “Lúc nào cha cũng nói nhiệt tâm yêu Chúa và quan tâm đến tha nhân, thế thì tại sao cha chỉ đem “Thật yêu người” vào trong cương lĩnh tinh thần tu đức, nhưng lại nói cách sơ sài về “yêu Thiên Chúa” nghĩa là sao?”

    Cha Vincent Lebbe trả lời: “Tôi làm như thế không phải nói yêu người quan trọng hơn yêu Thiên Chúa, mà là nói yêu Thiên Chúa nơi mỗi con người.”

    2. TỪNG BƯỚC, TỪNG BƯỚC YÊU THƯƠNG

    Cuộc đời của cha Vincent Lebbe là “từng bước từng giọt máu”, ngài đã đem toàn bộ cuộc sống của ngài dâng hiến mà không một mảy may giữ lại. Nhưng ý nghĩa của dâng hiến không phải là phá hủy, mà là đầu tư, nghĩa là càng làm tốt thì càng áp dụng nhiều, đó chính là công việc “làm vinh quang Thiên Chúa và cứu giúp con người”. Điều này cũng chính là do Đức Chúa Giê-su gợi ý thực hành và mở rộng đức ái, cho nên chúng ta có thể nói, cuộc đời của cha Vincent Lebbe giống như Đức Chúa Giê-su vậy, không chỉ là “từng bước từng giọt máu”, mà còn là “từng bước từng bước yêu thương.”

    Nhất ngôn nhất hành trong cuộc sống của cha Vincent Lebbe đều phát xuất từ lòng yêu thương, ngài đã thực hiện lòng nhân từ yêu thương mọi người.

    Cuộc đời của ngài là “từng bước, từng bước yêu thương”.

    3. YÊU NGƯỜI VÔ ĐIỀU KIỆN

    Cha Vincent Lebbe có cách nói khác để giải thích “Thật yêu người” là “yêu người vô điều kiện.” Ngài cho rằng, hành vi yêu người mà kèm thêm điều kiện thì không phải là yêu người, mà là yêu chính mình, là ích kỷ , là yêu người giả dối. Giống như người buôn bán làm quảng cáo, bất luận là phô trương mình vì (yêu người) phục vụ như thế nào chăng nữa, thì cũng sẽ không có ai tin ông ta yêu người thật.

    Cha Vincent Lebbe đem “yêu người vô điều kiện” quy định cho các tu sĩ của hội dòng (Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả) làm tinh thần căn bản để phục vụ xã hội, khi ngài chú giải “vinh quang Thiên Chúa và cứu giúp người” trong luật dòng đã nói: yêu người là phải yêu người vô điều kiện, không hỏi người ta có vào đạo hay không, để tránh mọi người hoài nghi tất cả những công tác xã hội của chúng ta, đều là đòi hỏi cái giá của nó.

    Mỗi một hành động yêu người của cha Vincent Lebbe, bất luận đối với cá nhân hay đoàn thể, thì đều không kèm thêm điều kiện nào khác. Vì khuôn khổ hạn chế, nên ở đây không đưa ra nhiều lý chứng cụ thể.

    4. CÁI NGU CỦA YÊU NGƯỜI THÀNH THẬT

    Như chúng ta đã biết, lúc còn sống, cha Vincent Lebbe là một người nổi tiếng thật thà đến “ngu”, đặc biệt trong hành vi bác ái.

    Có lần cha Lebbe nói với các tiểu đệ: “Này con, cha chỉ không hài lòng về thước đo sự ngu xuẩn của cha vẫn còn rất xa với Đức Chúa Giê-su, cha chỉ sợ là các con vẫn chưa tiến vào được cửa “ngu xuẩn”, bây giờ lại có người gọi các con là những thằng ngốc, như vậy thì quá tốt, con xứng đáng là đệ tử của cha.”

    “Này con,” cha Vincent Lebbe tiếp tục nói: “người xưa có nói “đại trí như ngu,” “hồ đồ hiếm có” hay sao? E rằng bây giờ con không thể lĩnh hội được hoàn toàn ý nghĩa chân thực của triết lý này, nhưng sau này con sẽ hiểu nó cách rõ ràng hơn. Nhìn lại cuộc đời hành động của Đức Chúa Giê-su, theo cách nhìn của người thế tục thì ai dại hơn Ngài chứ? Thánh Phao-lô tông đồ không phải cũng vui mừng vì mình đã thành người điên dại đó sao? Xã hội xét cho cùng thì vẫn cần một vài người “ngu xuẩn” để làm khung đỡ nền móng của nó, nếu mọi người đều chiều theo lề thói, dùng cái biết để bảo vệ thân mình, tự tư tự lợi, không dám bị thiệt thòi để cho người ta thiệt hại, vì người mà phục vụ thì xã hội loài người sẽ sớm không tồn tại.”

    “”Đã sáng lại có trí, dùng để bảo vệ mình”, cha Vincent Lebbe nói, ngài rất thú vị với ý nghĩa nguyên bản của câu này, nhưng không đồng ý thái độ xử thế “minh triết bảo thân” quá thông thường của người phàm tục.

    Mặc dù cha Vincent Lebbe rất khiêm tốn nhưng ngài lại thẳng thắn thừa nhận mình là người thành thật, ngài nói: “Cuộc sống của tôi đối xử với người khác, duy nhất một chữ “thành.” Mức độ thành thật của ngài gần như “ngu xuẩn”, ngài cũng biết người ta nói ngài là người thành thật đến ngu, nhưng ngài cũng không muốn bỏ đi chữ “thành”. Rập theo một câu nói của đức cha Gioan Baotixita Vương (biệt hiệu là thánh Vương): “Thà để cho người ta nói tôi không có khả năng (ngu xuẩn), thì tôi cũng không thiếu đức (đức ái)”. Câu nói này đặt trên bản thân của cha Vincent Lebbe thì thật xứng đáng.

    5. ĐEM THAN HỒNG CHẤT TRÊN ĐẦU HỌ.

    Cuộc đời của cha Vincent Lebbe có quá nhiều câu chuyện “đem than hồng (yêu mến) chất trên đầu những kẻ phản đối ngài,”không phải chỉ một đoạn văn này mà nói hết, ở đây xin thuật lại một hai câu chuyện để có cái nhìn chung trong đó:

    + Hơn sáu mươi năm trước, mặc dù có nhiều linh mục ngoại quốc phản đối việc vận động thành lập hàng giám mục địa phương của cha Vincent Lebbe. Trong đó có một vị phản đối mạnh mẽ nhất –tạm thời giấu tên vị ấy- ngay cả sau khi đã thành lập hàng giám mục địa phương rồi mà vị ấy vẫn còn lên giọng phản đối, cho rằng hàng giám mục địa phương chẳng sớm thì muộn cũng sẽ bị xóa bỏ. Vị này vẫn truyền giáo và đồng thời ngụ tại huyện Trú Định gần giáo phận An Quốc, và đối với việc làm của cha Vincent Lebbe ở An Quốc thì lại càng thường xuyên công kích hơn.

    Trước lễ giáng sinh năm 1932 có một cô gái người Pháp từ châu Âu sang Trung Quốc, muốn đến An Quốc xin nhập vào hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rêxa do cha Vincent Lebbe sáng lập, cô gái phải đi qua con đường của nhà thờ công giáo ở huyện Trú Định. Cái “anh phản đối” cha Vincent Lebbe này nghe nói cô gái xin gia nhập vào dòng do cha Vincent Lebbe sáng lập, thì vừa phẫn nộ vừa thương hại, tình nguyện bỏ tiền ra để hối cô ta về nước lập tức, nhưng cô gái này hoàn toàn không bị vị linh mục này chi phối tác động, vẫn cứ gia nhập vào hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa do cha Vincent Lebbe sáng lập, cô gái này chính là nữ tu Lu-ca .

    Những người phản đối cha Vincent Lebbe mạnh mẽ như thế, nhưng ngài vẫn cứ coi họ như tình thủ túc, mỗi lần từ An Quốc đi Bắc Kinh, khi ngang qua huyện Trú Định thì ngài nhất định phải đến nhà thờ để chào hỏi vịlinh mục này, đem than hồng (tình bạn) chất trên đầu họ.