Mới đầu cha Vincent Lebbe dùng ba phụ từ “Toàn, Thật, Luôn” làm tiêu
biểu cho chín chữ “Cương lĩnh tinh thần tu đức” ấy của ngài. Chỉ là để nói hoặc
hành văn cho gọn gàng súc tích và dễ hiểu, nhưng về sau kinh qua suy nghĩ và
nghiên cứu kỹ càng thì ngài phát hiện ý nghĩa đặc thù của các chữ ấy chính là
“tinh thần triệt để” của Phúc Âm, ngài nói: “Hy sinh một phần, vì mình mà yêu
người, vui vẻ trong chốc lát thì người xấu cũng có thể làm được, không có gì lạ.
Nếu muốn làm được hy sinh “hoàn toàn”, yêu người “thành thật”, vui vẻ “luôn
luôn”, nếu không có tinh thần chân thật của Đức Ki-tô thì không thể làm được.”
TOÀN HY SINH
1. Ý NGHĨA CỦA TOÀN HY
SINH
Hy sinh là dâng hiến:
cha Vincent Lebbe nói hy
sinh không phải là mục đích,
mà chỉ là điều kiện thiết yếu
để đạt thành mục đích; nếu
không có mục đích (không
phải vì vinh quang Thiên
Chúa và cứu giúp tha nhân)
hoặc không liên quan gì đến
mục đích, thì việc làm hy sinh
tự bản thân sẽ không có giá trị
gì to lớn, nó sẽ trở thành loại
“hy sinh vô nghĩa” mà người ta thường nói.
Nếu cha Vincent Lebbe sống đến sau công đồng chung Va-ti-căn II, thì
nhất định ngài sẽ dùng chữ dâng hiến để giải thích chữ hy sinh mà ngài thường
giảng.
Chúng ta dùng chữ “dâng hiến” để giải thích sự hy sinh, mục đích là vì để
cho chúng ta dễ dàng hiểu được ý nghĩa chân chính của “Toàn hy sinh”, và không
phải nói năm mươi năm trước cha Vincent Lebbe không có giải thích rõ ràng, thật
ra ngài dùng những câu khác và giải thích rất hay. Ngài nói: “Toàn hy sinh” xem
ra hình như là hành vi tiêu cực, thật ra nó có đầy đủ ý nghĩa tích cực chính là từ
bỏ những thấp hèn thứ yếu để được những thứ cao thượng chủ yếu hơn: “Nếu hạt
lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi,
nó mới sinh được nhiều hoa trái”
.
“Toàn hy sinh” mà Cha Vincent Lebbe nói, chính là đem toàn bộ cuộc sống
của mình ở đời này dâng hiến mà không giữ lại điều gì, vì yêu Chúa yêu người là
để được sự sống đời đời.
2. ĐỐI TƯỢNG CỦA TOÀN HY SINH
Cha Vincent lebbe vì muốn chúng ta dễ dàng nắm bắt hành độngthực tế
của “Toàn hy sinh”, bằng không thì sẽ rơi vào kiểu nói suông, ngài buộc người ta
nên nắm bắt nội dung của hy sinh (đối tượng), phân ra từng loạivà giải thích rõ
ràng. Phương pháp của Ngài là căn cứ vào Thánh Kinh và truyền thống của Giáo
Hội.
Cha Vincent Lebbe dùng “tuyệt tài-nghèo khó” để đối kháng lại với ham
muốn vật chất; dùng “tuyệt sắc-khiết tịnh” để khống chế ham muốn hư danh.
Tám ngày sau ngài bắt đầu tổng hợp, dùng “chết hoàn toàn” để giảng giải rõ mức
độ cao nhất của “Toàn hy sinh.”
Lời nói và hành động của cha Vincent Lebbe có quan hệ đến “chế ngự ba
loại dục tình” thì nhiều không kể hết được, thật có thể nói nhất cử nhất động của
ngài, mỗi một lời nói, không một lời dạy dỗ nào cho chúng tôi mà ngàikhông nói
phải chết cho dục tình không chính đáng, và phải để cho sự sống của Thiên Chúa
phát huy đầy đủ sức mạnh.
ĐỘNG CƠ CỦA TOÀN HY SINH
Cha Vincent Lebbe nói về lý do của “Toàn hy sinh” như sau:
1. Hy sinh căn cứ theo tình người.
Mọi người đều biết cha Vincent Lebbe không những tinh thông Thánh
Kinh và thần học, mà ngài còn am hiểu về triết học và văn học Trung Quốc. Ngài
đã nhiều lần dẫn chứng những câu nói nổi tiếng trong sách Tứ thư
để gợi ý
chúng tôi: hy sinh dục tình không chính đáng là đòi hỏi căn bản của tính người, là
việc rất tự nhiên. Ngài nói, đất nước chúng ta từ xưa đến nay đều đem đạo trung
dung –tiết chế dục tình- không ngã bên nào- coi như “cái gốc lớn” và“đạt đạo”
của thiên hạ
. Khổng tử cũng nói: “Người quân tử thì giữ được đức trung dung,
kẻ tiểu nhân thì trái với đức trung dung, cái trung dung của người quân tử thì lúc
nào cũng ở mức trung (giữa); còn kẻ tiểu nhân thì trái lại, cái tâm lúc nào cũng
nghiêng lệch, cho nên không biết kiêng dè, sợ sệt gì cả.” (Quân tử trung dung,
tiểu nhân phản trung dung. Quân tử chi trung dung giả, quân tử nhi thời trung;
tiểu nhân chi phản trung dung giả, tiểu nhân nhi vô kỵ dân giả)
.
Cha Vincent Lebbe rất thú vị với đạo tu thân “khắc mình phục lễ” mà
Khổng tử đã nói
.
Khắc phục mình, theo ngài nói chính là “Toàn hy sinh”. Hy sinh mà cha
Vincent Lebbe đã nói không phải là vứt bỏ và hủy diệt tiêu cực, mà là đem chính
mình dâng hiến vì vinh quang Thiên Chúa và giúp người mà phục vụ. Như
Khổng tử sau khi nói về “khắc mình” thì nói ngay tới “phục lễ”. Cái gọi là “phục
lễ” chính là nghĩa vụ cần phải có đối với Thiên Chúa, với ngườivà với tha nhân,
cũng chính là “Thật yêu người” mà cha Vincent Lebbe đã nói, cho nên Khổng tử
đã nói: “Vì lòng nhân mà khắc mình phục lễ.”
Cha Vincent Lebbe chú giải như sau, ngài nói: Bốn câu này của Khổng lão
phu tử đã đơn giản lại rõ ràng, cách hành văn cũng ngắn gọn, không cần thiết
phải phí nhiều thời gian để giải thích.”
Ở đây nên chú ý đến lời của Khổng tử nhấn mạnh lý do khắc mình là tu
thân nhân ái, nếu không khắc mình thì không thể làm được. Vì vậy cha Vincent
Lebbe nói: “”Toàn hy sinh” là điều kiện của “Thật yêu người”, là căn cứ theo
đòi hỏi của bản tính con người, nếu không được thì không thực hành nó.”
2. Hy sinh là con đường để được cứu.
Cha Vincent Lebbe nói, đứng ở lập trường của người môn đệ Đức Ki-tô
mà nhìn sự hy sinh thì càng quan trọng hơn, ngài chỉ ra: Đức Chúa Giê-su sinh ra
ở trần thế liền bắt đầu cuộc sống hy sinh, Ngài thưa củng Chúa Cha: “Chúa đã
không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể......này con đây.
Con đến để thực thi ý Ngài......theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giêsu Ki-tô đã hiến dâng mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ”
.Thật vậy, Ngài sinh ra
ở Bê-lem, giữa trời băng giá
; sau khi sinh ra bị vua độc ác bách hại và trốn qua
Ai-cập sống đời lưu vong
; sau đó sống khó nghèo ba mươi năm tại làng Na-darét
; ba năm ra đi rao giảng tin mừng, không chỉ vất vả nhọc nhằn lạicòn bị bách
hại với những ngụy quân tử, cuối cùng chết đau đớn trên thập giá.
Tóm lại, quá trình cứu thế của Đức Chúa Giê-su là: “Đi qua thập giá (hy
sinh), tiến vào vinh quang”
. Lộ trình để được cứu của chúng ta cũng không
ngoại lệ, Ngài đã nhiều lần trịnh trọng tuyên bố: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ
chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.”
3. Hy sinh là mẹ thành công.
Hy sinh không chỉ là con đường cá nhân được cứu độ, và cũng là cái gốc
của người truyền giáo đi cứu người. Lúc sinh tiền cha Vincent Lebbe đã nhiều lần
gợi ý chúng tôi: cái vốn lớn nhất mà Đức Chúa Giê-su cứu chuộc thế gian không
phải là tài năng, tiền bạc, quyền quý địa vị, mà là hy sinh cái tôi của mình. Đức Chúa Giê-su đã nói: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất (hy
sinh trên thập giá), tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”
.
Cha Vincent Lebbe đã vâng lệnh của đức cha Trình Hữu Du giám mục giáo
phận Tuyên Hóa, đã kể lại lịch sử phấn đấu thành lập hàng giám mục địa phương
của ngài cho các giáo sư và chủng sinh ở đại chủng viện nghe, bài diễn giảng ấy
được gọi là “một giọt máu cách mạng trong sự vâng phục.” Chả trách đức hồng y
Van Rossum bộ trưởng thánh bộ truyền bá đức tin hồi ấy đã đem việc thành lập
hàng giám mục địa phương và tất cả công lao đều quy về cho cha Vincent Lebbe
bởi sự vâng phục tuyệt đối của ngài: hoàn toàn hy sinh cái tôi của mình.
Cuối cùng xin trích một đoạn danh ngôn của Mạnh tử mà cha Vincent
Lebbe rất thích: “Trời chuẩn bị trao trách nhiệm cho người nào, thì trước tiên
nhất định làm cho người ấy ý chí đau khổ, lao nhọc gân cốt, thân thể đói khát,
bản thân trần truồng......sau đó mới biết [có ưu sầu hoạn nạn thì mới sinh tồn],
trái lại, an vui khoái lạc thì cũng như chết rồi vậy”
.
4. THỰC HÀNH “TOÀN HY SINH”
Con người ta vì muốn hoàn thành một sự nghiệp hoặc là một công việc, thì
ngay cả một hành vi đơn giản cũng cần phải có ba điều kiện này:
1. Nhận thức trong tư tưởng, tức là cần phải nhận rõ nội dung của sự
kiện hoặc một hành vi và tính quan trọng của nó.
2. Quyết định trong ý chí, tức là phải hạ quyết tâm, phác thảo kế hoạch,
lập phương pháp để hoàn thành.
3. Hăm hở trong hành vi, tức là bắt tay vào làm ngay, nổ lực thực hành,
dù có khó khăn cũng phải tìm cách loại trừ khó khăn, hướng mục tiêu mà tiến.
Cha Vincent Lebbe nói với chúng ta rằng, kẻ mạnh mà Đức Chúa Giê-su
nói chính là sự nỗ lực phấn khởi, khắc phục khó khăn, người bắt tay thực hành.
Ngài dùng câu “kẻ mạnh sẽ được” làm biểu tượng cờ của hội dòng Tiểu Đệ thánh
Gioan Tẩy Giả. Nói cách khác, ngài muốn cách anh em trong hội dòng nên rèn
luyện một loại tinh thần “chuyên tâm làm việc, làm thật, làm chắc chắn.”
Nếu có người hỏi cha Vincent Lebbe: “Thế nào là “Toàn hy sinh?” thì
ngài sẽ không do dự nói với anh: “Một chữ mà thôi: làm.”Nếu anh muốn ngài
giải thích cặn kẻ thì ngài chỉ thay nước chứ không thay thuốc, nói: “Làm, thì sẽ
có phương pháp; không làm, thì không có phương pháp.”
Thời đại hiện nay có một câu thành ngữ rất hiện hành, mà lại còn được
quần chúng đông đảo ưa thích: “Hành động làm cảm động lòng người hơn là so
với lời nói.”