Chương IV:
“TOÀN, THẬT, LUÔN” VÀ LỄ GIÁO TRUNG QUỐC

Th2 26, 2021

    Ba chữ trong tinh thần tu đức của cha Vincent Lebbe không chỉ dựa vào trong Kinh Thánh, cũng không phải chỉ phù hợp với ba con đường linh đạo tu đức, mà còn hợp với lễ giáo truyền thống của Trung Quốc –rất ăn khớp.

    Trong chương thứ nhất của sách “Đại học” nói ngay tôn chỉ mục đích: [Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện] (giải thích: Phương pháp học đạo của người lớn là như sau: trước hết mình phải suy xét mà làm cho cái đức tánh mình tỏ sáng ra. Cái đức thánh ấy, mỗi người vẫn có nơi mình, nhưng đối với những kẻ chưa suy xét thì nó chưa ứng hiện ra. Kế đó khi thấy cái đức tánh đã sáng tỏ nơi mình rồi, mình nên đứng ra mà cải cách cho mọi người, khiến họ bỏ điều cũ mà theo điều mới, lìa sự dở mà lấy sự hay. Kế nữa, mình nên nhắm mức trọn lành mà theo và ở yên nơi mức ấy) . Nếu chúng ta đem trật tự này thay đổi chút xíu, nghĩa là đem “tân dân” đặt trước “đức sáng ngời” thì khuôn phép đạo lý tu thân truyền thống của Trung Quốc và “Cương lĩnh tinh thần tu đức” của cha Vincent Lebbe lại càng giống nhau. Chúng tôi sẽ giải thích dưới đây:

1/ “Con người mới” và “Toàn hy sinh”

    Nói “mới” thì tự nhiên sẽ liên tưởng đến “cũ”, do đó, Châu Hy đã giải thích ý nghĩa của câu ấy như sau: “bỏ cũ” hoặc nói “xóa bỏ cái cũ làm lại cuộc đời”, chính là thời gian tối thiểu nhất của đạo tu thân, hơn nữa còn là công phu tu dưỡng suốt đời không được gián đoạn. Vì vậy, sách Đại học dẫn lời khắc nơi chậu tắm của vua Thang: “Hằng ngày hãy thành thật mà đổi mới, càng ngày càng mới, lại luôn luôn ngày nào cũng mới” . Câu này cùng với “Toàn hy sinh” của cha Vincent Lebbe là cùng một đạo lý.

2/ “Đức sáng ngời” và “Thật yêu người”

    Tư tưởng và hành vi của con người, một mặt phải làm sạch tiêu cực, những tà dục bẩn thỉu và quét sạch hành vi thối nát, mặt khác còn phải tu luyện đạo đức. Vì vậy sách Đại học còn dạy người ta “đức sáng ngời.”

    “Đức sáng ngời” chính là ý nghĩa và tiêu chuẩn đạo đức trong cuộc sống của người quang minh, vả lại còn theo đó để thực hành. Như vậy, lấy cuộc sống “vì người mà phục vụ” làm mục đích của mình, mà chữ “Nhân” lại là trung tâm của tất cả đạo đức, như lễ, nghĩa, liêm, sỉ, hiếu, đễ, trung, tín.v.v...đều tập trung vào “nhân”, như Kinh Thánh đã nói: “Yêu thương là chu toàn lề luật” . Cha Vincent Lebbe đã lấy “Thật yêu người” để tóm tắt tất cả những đạo đứcấy.

3/ “Mức trọn lành” và “Luôn vui vẻ”

    Sau khi hành thiện thì có năm hiệu quả: Định, thịnh, an, suy, đức,hoặc có thể nói: người đạt tới mức trọn lành và dừng ở đó thì cái ham muốn vật chất bừa bãi không dễ dàng vây khốn tâm linh của họ, mà ngay cả biến cố bên ngoài cũng không làm lung lay ý chí của họ, thật là đã đến mức độ“vũ lực không thể khuất phục, giàu sang không thể buông thả.”

    “Luôn vui vẻ” của cha Vincent Lebbe cũng thế, ngài nói: cái chủ yếu của “luôn vui vẻ” không hệ tại vui vẻ của tinh thần, mà là của lạc quan và ý chí, chính là tinh thần “chịu lép một bề, trăm nghìn trắc trở cũng không sờn lòng.”

    Hơn năm mươi năm về trước, tiến sĩ Đinh Tác Thiều, khi còn đảm nhiệm chủ bút tờ báo “Buổi Sáng” ở Bắc kinh, đã ghi chép lại một phần diễn giảng đặc sắc của cha Vincent Lebbe với chủ đề là “Toàn, Thật, Luôn”. Tiến sĩ Thiều tuy là học trò của cha Vincent Lebbe nhưng ông ta không phải là người Ki-tô hữu, tôi rất lấy làm lạ là ông ta làm thế nào để có thể hiểu được linh đạo tu đức thâm sâu của giáo lý Công Giáo, và làm sao có thể lấy chữ viết để biểu đạt đạo lý mà ông ta không dễ dàng hiểu nổi?

    Tiến sĩ Thiều nói với tôi: “Chính là do sự vĩ đại của cha Vincent Lebbe, ngài (cha Vincent Lebbe) có thể dùng ngôn từ hợp với bất cứ loại hình thức nào để nói về đạo lý Công Giáo. Còn như ngài giảng về “Toàn, Thật, Luôn”của ngài cho các tín đồ Công Giáo, thì ngài nhất định không sử dụng đến danh từ thần học vì nó sẽ khiến cho người nghe không ai hiểu ra được cái haycủa sự việc, nhưng trái lại, ngài dùng cách nói văn hóa truyền thống của người Trung Quốc để thích hợp với người nghe, chúng ta nghe ngài nói “Thật yêu người” cũng giống như nghe cương lĩnh tu thân của Nho giáo vậy.”

    Cố giáo sư Phương Hào là một đức ông của Giáo Hội Công Giáo, nhưng vì ngài có kiến thức uyên bác về văn học trung Quốc, đã giải thích “Toàn, Thật, Luôn” của cha Vincent Lebbe, cũng có nhiều tư tưởng và cách nói phù hợp với người Trung Quốc. Chẳng hạn như nói: “Cuộc đời của cha Vincent Lebbe, ngàn lời vạn lẻ cũng chỉ là một chữ “công”, bởi “vì công quên tư”, cho nên ngài mới có thể “toàn hy sinh”; bởi vì ngài “vì công không tư” nên mới có khả năng “thật yêu người”; bởi “vì công vô tư” nên ngài mới có tài “luôn vui vẻ”. Ba câu vè “đánh ngã tôi” cũng là quên cái riêng tư tận gốc rễ, không riêng tư, vô tư; không thể quên cái tư thì dù có hy sinh cũng không hoàn toàn; không thể từ bỏ cái tư thì dù có yêu người cũng chỉ là giả dối; không có vô tư thì tuy vui vẻ, nhưng không thể vui luôn được.”

    Năm 1977, trong đặc san kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của cha Vincent Lebbe, ông viện trưởng Tưởng Phục Thông đã viết một bài báo giải thích “Toàn, Thật, Luôn”. Ông ta đem “Toàn, Thật, Luôn” của cha Vincent Lebbe và “Trí, Nhân, Dũng” của Khổng tử trộn lẫn với nhau, khiến cho người Trung Quốc đọc qua rồi thì cảm thấy thích hợp với “khẩu vị”, ông nói: “Toàn hy sinh, Thật yêu người, Luôn vui vẻ” của cha Vincent Lebbe tức là “trí, nhân, dũng” mà Khổng tử đã nói.”

    Trước hết nói đến “Trí”. Khổng tử nói: “Người tài trí thì vui vẻ ”, lại nói: “Người tài trí thì không nghi hoặc” , không nghi hoặc, không hoài nghi thì lòng dạ thảnh thơi, bằng phẳng, rộng rãi thì tự nhiên thường tồn. Chính cha Vincent Lebbe đã từng nói và thực hành cái “Luôn vui vẻ” này.

    Thứ đến là nói chữ “Nhân”. Khổng tử nói: “Người nhân ái thì không ưu phiền” , Phan Chí hỏi về “nhân”, Khổng tử nói:“Yêu người” .Mạnh tử cũng nói: ”Người nhân ái thì yêu người” . “Thật yêu người” của cha Vincent Lebbe nói là điểm chính yếu rất xác thực để thực hành chữ “nhân”. Hơn nữa chữ “Thật” mà ngài nói là để người ta tận lực thực hiện năm chữ “cung, khoan, tín, mẫn, huệ” mà đi yêu người, đây mới là ý nghĩa chân chính của bản thân chữ “Nhân.”

    Lần này thì nói đến chữ “Dũng”. Biết nhục thì gần như dũng, dũng thì không sợ, điều này cần phải có thời gian luyện tập. “Thái sơn dù có đổ trước mặt, sắc cũng không thay đổi”, cũng là “tâm không động” của Mạnh tử đã nói. Chỉ có “Toàn hy sinh” mới là “dũng” chân chính; hoặc nói ngược lại, muốn đạt tới “toàn hy sinh” cũng cần phải có dũng khí vô song .