LINH ĐẠO của CHA VINCENT LEBBE
(bản tóm lược)
(Tức bản tóm của cuốn “Cương Lĩnh Tinh thần Tu đức của Cha Vincent Lebbe,
do cha Alexandre Tsao, csjb biên soạn, và cha Giuse Maria Nhân Tài, csjb dịch)
Lời ngỏ của Cha Alexandre Tsao
Cha Vincent Lebbe có một phương pháp tinh thần tu đức đơn giản mà linh
hoạt, phương pháp này dù không thể nói “có tính học thuật”, nhưng lại tương
đương với đạo tu thân “có hệ thống” rất nổi tiếng với câu vè ba chữ: “Toàn, Thật,
Luôn”để giữ mình (linh đạo tu đức), của ngon ai
mà chẳng thích!
Ba chữ: Toàn, Thật, Luôn là : “Toàn hy
sinh, Thật yêu người, Luôn vui vẻ”, do đó mà có
người gọi đó là “câu vè chín chữ của cách xử
thế.” Cha Vincent Lebbe đã nhấn mạnh đến “tinh
thần triệt để của Đức Chúa Giê-su” nơi các bài
nói chuyện, và trong cách hành văn của ngài cũng
rất có nhiều tiếng vang, do đó ngài thường gọi tắt
chín chữ này là Toàn, Thật, Luôn.
Cuộc đời của cha Vincent Lebbe đều dựa
vào ba chữ này để giữ mình, phụng thờ Thiên Chúa cũng như cư xử với mọi
người và làm việc. Ngài đã thành lập bốn cộng đoàn tu hội :
1. Hội trợ tá truyền giáo-Bỉ (SAM).
2. Hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả-Trung Quốc (CSJB).
3. Hội Dòng Tiểu Muội thánh Têrêxa-Trung Quốc (CST).
4. Hội Vincent Lebbe quốc tế-Phục vụ (ICA).
Ngài cũng lấy ba câu này để huấn luyện các đệ tử của mình,và quy định
thành tinh thần căn bản của bốn cộng đoàn và tu hội trên.
Chương I : NGUYÊN LÝ CỦA LINH ĐẠO
Cha Vincent Lebbe đã nói với các tiểu đệ của ngài: “Nguyên lý tinh thần tu
đức của chúng ta chính là Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su và giáo huấn của các
tông đồ”.Ngài còn nói với chúng tôi, nguyên lý của tinh thần tu đức là Thánh
Kinh. Đương nhiên người ta có thể lấy nước từ sông ngòi
để chăm nom, tưới
mát nuôi dưỡng phẩm chất của đời sống tinh thần tu đức, nhưng nếu đến gần
nguồn nước
, nơi tiếp thu của nước, không phải là thêm trong mát hay sao?
Do đó, ở thời kỳ tập sinh, cha Vincent Lebbe không dùng một bộ giáo khoa
nào về tinh thần tu đức của người khác viết để dạy chúng tôi, ngài phát cho chúng
tôi mỗi người một bộ kinh thánh Tân Ước, dùng “thánh huấn trên núi” –Hiến
chương lớn của Nước Trời- và đặc biệt dùng “Tám mối phúc thật” làm nguyên lý
cao nhất của đời sống linh đạo tu đức. Mỗi phân viện của hội dòng Tiểu Đệ thánh
Gioan Tẩy Giả cha Vincent Lebbe đều gọi là Chân phúc viện, chẳnghạn như gọi:
Chân phúc viện Đài trung, Chân phúc viện Phú lâm,v.v... Trong Hiến pháp
của
dòng, ngài giải thích chủ yếu của ơn gọi Chân Phúc viện là “Thực hành “Tám
Mối Phúc thật” trong cuộc sống, cho nên gia huấn và gia phong của hội dòng
Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả (ngài gọi là nhà của chúng ta) “Tám MốiPhúc
thật” cần chiếm địa vị tối cao, thánh huấn trên núi của Chúa chúng ta, phải là
đối tượng tinh thần tu đức suốt đời của các anh em trong hội dòng”
.
Sau đó ngài dùng nhiều thời gian nói về cơ năng của đời sống tâm linh của
tu đức là “Tin, yêu và Hy vọng”, ba nhân đức trong bảy đẳng ân củaChúa Thánh
Thần, cùng với phương pháp linh đạo tu đức của giáo hội như: lễ nghi, cầu
nguyện, suy tư.v.v...
Chương II : MỘT PHƯƠNG PHÁP MỚI
Trong các bài giảng của ngài đã bắt đầu tiết lộ và nhấn mạnh đến: “Toàn
hy sinh, Thật yêu người, Luôn vui vẻ”, rồi dần dần kéo theo sự hứng thú và chú ý
của mọi người. Ngoài việc khen ngợi, thì người ta bắt đầu tặng cho ba câu trên
những danh từ rất hay, như có người gọi nó là “ba câu cách ngôn tu thân”,có
người gọi nólà “câu vè chín chữ để xử thế”, sau đó lại có người gọi nó là “ba
câu châm ngôn để tu thân”.Nhưng dù cho người ta gọi nó là thế nào chăng nữa,
thì cha Vincent Lebbe cũng tự mình gọi nó làCương lĩnh tinh thần tu đức. Cha
Vincent Lebbe có viết:
“Anh em chí ái trong Chúa Ki-tô."
Các anh em nhờ tôi viết một cách đặc biệt về “Cương lĩnh tinh thần tu
đức” cho đời sống tu đức của các anh em ư? Bởi vì, một người yêu mến Thiên
Chúa cách đặc biệt thề quyết chí đến miền truyền giáo làm người “phục vụ”,
phương pháp linh đạo tu đức của họ cũng như của giáo hữu thì hoàn toàn không
khác nhau. Chúng ta chỉ có một cương lĩnh tinh thần tu đức mà lại duy nhất
chính là Đức Ki-tô, duy nhất trong “Đường, Sự thật và Sự sống”, vì vậy, tinh
thần tu đức của chúng ta chỉ có một, đó chính là “thực hànhPhúc Âm”, nhưng
không phải là một lý tưởng Phúc Âm cứng nhắc, mà phải lập tức bắt tay vào
nhanh nhẹn thực hành Phúc Âm hóa cuộc sống.
Trên thực tế thì như thế nào?
1. Bước thứ nhất, hành động thứ nhất là:“Từ bỏ hoàn toàn”, vì ngoài
Thiên Chúa ra thì chẳng có gì khác, đây là điều kiện mà Chúachúng ta tự đề
xuất không nhượng bộ để đi theo Ngài; “Ai trong anh em khôngtừ bỏ hết những
gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được”
.
Do đó, trên thực tế, từ một nháy mắt của Đức Ki-tô, chúng ta bắt đầu và đi
theo Ngài. Chúng ta cần phải nổ lực toàn bộ để bước vào thời kỳ “từ bỏ hoàn
toàn.”
Cha thường nhân mạnh đến điểm này, đặc biết đối với những người “mới
học để trở nên thánh” đáng yêu ấy. Đây là bước thứ nhất tuyệt đối cần phải đi,
trong toàn bộ cuộc sống, không từ bỏ bất cứ một cơ hội nhỏ nào để hysinh chính
mình. Nếu ở trong nhà dòng, đồ vật tốt thì nhường cho người khác, còn mình thì
dùng những đồ vật kém, trên xe lửa thì nhường ghế cho người khác...
Các con hỏi cha, bởi vì các con phải đến miền truyền giáo làm người
“phục vụ” thì nên có điểm gì đặc biệt cần phải chú ý. Bây giờ cha nói cho các
con hay, các con nhỏ đáng yêu, các con đã đến miền truyền giáo, đặc biệt là
Trung Quốc, các con sẽ không có quyền lợi: “cần cái này, thích cái kia” nữa.
“Anh em đã chết, và sự sống mới của anh em đã hiến dâng tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa”
. A! Đây là mức độ tốt đẹp biết bao!
2. Bước thứ hai: “Thật yêu người”.
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh hãy yêu thương nhau; anh
em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người
sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng thương yêunhau”
.
Đây là hành động thứ hai của tinh thần tu đức, càng là điệu kiệnkhông thể
thiếu để nên thánh. Chúng ta phải luôn luôn và khắp nơi thực hành “ĐứcÁi”, dù
phải trá giá như thế nào chăng nữa, cũng đều phải yêu người cáchchân thành.
Đây là mệnh lệnh tuyệt đối của Chúa chúng ta.
Các con hỏi cha về phương diện này, ơn gọi của các con có gì đặcbiệt?
Đặc điểm ơn gọi của các con là đi đến miền truyền giáo “vì Giáo Hội địa
phương mà phục vụ”. A! Đây là lý tưởng rất tốt đẹp, sứ mệnh rất là vinh quang.
Nếu các con có đức ái thật, yêu Đức Ki-tô nơi người Trung Quốc, vì Ngài mà
phục vụ, thì các con không chỉ là hình ảnh người môn đệ thật của Đức Chúa Giêsu, mà còn làm một hành vi khiến người khác phải giật mình.
3. Vì để thánh hóa bản thân, trở nên một thánh nhân thật (nhưng
không chỉ làm một linh mục tốt), thì còn có bước thứ ba nên bước mà đi. Thật vậy,
Thiên Chúa đã dùng thánh Phao-lô mà tuyên bố mệnh lệnh này: “Anh em hãy vui
luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em”
.
Lúc Đức Ki-tô công bố đại hiến chương Nước Trời, thì lời tuyên bố đầu
tiên là gì? Chính là “Tám mối phúc thật”, cho nên, để làm một giáo hữu tốt thì
cần phải luôn phấn khởi, luôn vui vẻ; để làm một giáo sĩ truyền giáo tốt thì càng
nên nói “Thiên Chúa yêu người vui vẻ dâng hiến”
. ”Luôn vui vẻ” rất quan trọng
đối với tâm hồn của con người, như mặt trời và không khí đối với thân thể vậy.
Về vấn đề này, cha thấy hình như phải tiếp tục nói không giới hạn, nhưng
thật sự không cần thiết như thế, bởi vì các con –trong “tinh thần tu đức”- đều là
những người có trình độ.
Tóm lại, cương lĩnh tinh thần tu đức vẫn là ba điểm “Toàn hy sinh, Thật
yêu người, Luôn vui vẻ”.
Cha Vincent Leebe còn viết thêm:
“Trong phương pháp “Tinh thần tu đức” chúng ta không chọn trường phái
học thuật nào, cũng không bàn luận cái gì là nguyên lý của “Tinh thần tu đức”,
càng không sáng tạo cái gì mới, chúng ta chỉ đi theo Đức Ki-tô và giáo huấn của
các tông đồ.
Nhìn chung toàn bộ sách Phúc Âm và các thư của thánh Phao-lô, trong đề
tài “được cứu”, tinh thần tu đức có thể quy nạp làm ba tư tưởng chính:
1. Toàn hy sinh: Là điều kiện để được cứu mà Đức Chúa Giê-su đã
nhiều lần tuyên bố.
2. Thật yêu người: Là trọng tâm của tất cả lề luật, là dấu hiệu người
môn đệ của Đức Ki-tô.
3. Luôn vui vẻ: Là hiệu quả tất yếu của việc đi theo Đức Chúa Giê-su,
cũng là tác phong phải có để nhắm đến mục tiêu. (cha V. Lebbe)
Chương III: SỰ HÌNH THÀNH CỦA LINH ĐẠO
Vì để hiểu sâu sắc “Cương lĩnh tinh thần tu đức” của cha Vincent Lebbe,
đặc biệt là để dễ dàng thực hiện nó, chúng ta mạn đàm sơ lược quaquá trình phát
triển của tinh thần tu đức này.
Trước hết nói đến “Toàn hy sinh”, tiền thân của nó là “Đánh ngã tôi”.
Thoạt tiên, cha Vincent Lebbe nói qua “Toàn hy sinh”, ngài quen dùng câu
vất bỏ tất cả, thoát ly tất cả, đặc biệt ngài thích dùng câu “đánh ngã tôi”để hình
dung được công phu căn bản của đời sống linh đạo tu đức. Trên bức tường phòng
tự học mới thành lập của Chân phúc viện An Quốc có treo một biểu ngữ cở lớn:
“Đánh ngã tôi”, hai đoạn vải dùng để viết dọc câu đối bốn chữ, đó là câu danh
ngôn của Gia Cát Vũ hầu
: “Cung cúc tận tụy, đến chết mới thôi”.Những ai đến
tham quan Chân phúc viện -đặc biệt là những người mến mộ cha Vincent Lebbe-
sau khi đọc qua biểu ngữ này rồi thì không thể không vỗ tay khen hay.
“Đánh ngã tôi” là hướng căn bản ràng buộc của cha Vincent Lebbe và cũng
là yếu quyết để huấn luyện môn sinh của ngài. Những người quen biết ngài đều
có thể chứng mình tinh thần và sự nghiệp của ngài đối với người khác rất là cảm
động, đều bắt nguồn từ việc trau dồi “quên tôi”, “không có tôi”. “Đánh ngã tôi”
chỉ ba chữ rất ngắn, nghe rất đơn giản, nhưng nội dung của nó thì muôn màu
muôn vẻ dễ thực hành, càng giống như trèo lên núi cao, không phải mộtbước mà
có thể thành công được. Căn cứ vào nhiều năm tôi nghe ngài giải thích ba chữ
này, cùng quan sát ngài nổ lực thực hiện ba chữ này, từ chỗ nông cạn, ngài dần
dần đi đến chỗ thành thục. Sự tiến triển của nó có thể chia làm ba bước: “Đánh
tôi” - “Đánh ngã tôi” – “Đánh chết tôi.”
1. “Đánh tôi.”
Theo cha Vincent Lebbe, phải đánh tôi không ngừng, bởi vì sau khi đánh
ngã tôi, thì cái tôi vẫn còn biết đứng dậy. Chính Đức Chúa Giê-su đã nhấn mạnh
khi nói vứt bỏ chính mình, thánh Phao-lô cũng nói đến cởi bỏ con người cũ.
Thuật ngữ của tin thần tu đức là kiềm chế, nhưng những người đã thực hành qua
thì lại nói bỏ ý riêng.
Cha Vincent Lebbe nói: “Ý riêng tôi, con người cũ là kẻ tử thù của tinh
thần tu đức, mà lại là kẻ nội thù rất xảo quyệt khó mà khắc phụcđược, nó thường
nhắm thời cơ mà hành động, gọi nó là “ông không đổ” thật là thích đáng.”
Cha Vincent Lebbe rất khống chế (đánh) cá tính này. Và cả đời ngài không
biết dùng bao nhiêu là “thời gian khổ luyện.”
Vincent Lebbe luôn nhắc nhở các khấn sinh mới về sau không nên để cái
tôi cũ nẩy mầm, kẻo làm cho thành quả hai năm nỗ lực đổ xuống sông xuống biển.
Thời kỳ tập sinh chỉ là cơ sở để xây dựng “đánh tôi,” học tập kỹthuật đánh tôi,
phải thực hành ba lời khấn sau khi khấn, đó mới là mảnh vườn tốt của “đánh
tôi” không ngừng.
2. “Đánh ngã tôi.”
Cha Vincent Lebbe rất biết “cái tôi cũ” trong cuộc sống không dễ dàng diệt
tận gốc được, bởi vì sau khi đáng ngã nó, nó thường biết trỗi dậy, ngài đã gọi “cái
tôi cũ” là “ông không đổ,” thì việc gì phải có ý đồ “đánh ngã tôi” chứ?
Cha Vincent Lebbe nói nếu chúng ta đem khuynh hướng dục tình của tội
lỗi xóa bỏ tận gốc rễ, thì e rằng trong cuộc sống hôm nay làmkhông nổi điều đó.
Nghĩa thật của “đánh ngã tôi” là ở chỗ quyết tâm “thoát khỏi cái tôi cũ” và tiếp
tục không ngừng nổ lực xóa bỏ hành vi tội lỗi.Thánh Phao-lô tông đồ đã nói:“Vì
được dìm vào trong cái chết của Đức Ki-tô, chúng ta đã cùngđược mai táng với
Người”
13
.Ngài lại nói: “Đức Ki-tô đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là
đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa, [sống vĩnh viễn]. Anh em cũng vậy,
hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa,
trong Đức Ki-tô Giê-su”
.
“Quả thật, Ngài chỉ dâng hiến tế một lần, mà vĩnh viễn làm cho những
người Ngài đã thánh hóa được nên hoàn hảo”
.Chúng ta là những thành phần
được hồng ân cứu chuộc nên phải vác thánh giá mỗi ngày, cùng với quyền lực của tội lỗi -“cái tôi cũ” là một phần trong đó- tiếp tục chiến đấu không ngừng.
Cái gọi là “tự đánh bản thân” này cần phải tiếp tục đánh khôngngừng để “cái tôi
cũ” hết cách vùng dậy, tức là ở mức độ “đánh ngã tôi” rồi vậy. Chẳng hạn như cỏ
dại trong ruộng, nó mọc lúc nào thì ta nhổ lúc đó, thì chẳng khác gì trong ruộng
không có cỏ hay sao, chẳng qua là chỉ vất vả một chút mà thôi. Đời sống linhđạo
tu đức cũng như thế, “cái tôi cũ” cũng na ná như cỏ dại, nẩy mầm như thế nào là
tùy nó, nếu ý chí không phù hợp thì không những phải kịch liệt không chế, mà
còn phải tiếp tục kiềm chế không ngừng, nó nẩy mầm lúc nào thì ta trừ khử lúc
đó, thì cũng giống như đem “cái tôi cũ” đánh ngã rồi vậy.
3. “Đánh chết tôi.”
Trong nghi thức khấn trọn đời của hội dòng, cha Vincent Lebbe có soạn
một bài hát mới, gọi là “cho tôi được chết hoàn toàn”; và trong lễ nghi khấn trọn
đời của hội dòng Tiệu muội thánh Tê-rê-xa
có một bài ca khác, đó là “các chị
em đã chết rồi,”những bài hát này đều là những thành quả diễn tiến trong đời
sống linh đạo tu đức của cha Vincent Lebbe.
Cha Vincent Lebbe đã suy nghĩ chín mùi và sau nhiều năm thực
hành sống khổ hạnh, ngài cảm thấy “đánh ngã tôi” vẫn còn không triệt để lắm nên
cần phải tiến một bước tới trình độ“đánh chết tôi,” thì lúc ấy mới có khả năng để
cho thánh sủng của Thiên Chúa phát huy tác dụng lớn hơn. Ngài muốn đem giá trị
tinh thần “chết hoàn toàn”gói trọn trong lời khấn vâng phục.
Cha Vincent Lebbe đã căn cứ vào giá trị “chết hoàn toàn” mà soạn ra hội
quy của dòng là: sẽ làm chức vụ gì, đi chỗ nào, có nhận được chức thánh hay
không.v.v... đều biết nghe theo sự quyết định của bề trên.Đến nỗi ngài giải thích
tinh thần “chết hoàn toàn” thì rộng không biên giới. Chẳng hạn như ngài nói: các
tu sĩ của hội dòng có thể lấy vật dụng để sử dụng lúc cần thiết cho đời sống,
nhưng tinh thần “chết hoàn toàn” yêu cầu tu sĩ của hội dòng lúc dùng quyền lợi
này, thì trong lòng “tự cho mình không có quyền lợi” ấy.
Tiếp theo, xin nói đến điểm “Thật yêu người.”
Lần đầu tiên khi cha Vincent Lebbe nói đến yêu người, thì ngài cũng nhiều
lần nhấn mạnh đến tính chân thật của đức yêu người, nhưng ngài khôngdùng chữ “thật” để mô tả, mà thích trích trích dẫn lời của thánh Gioan tông đồ: “Chúng ta
đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật
và bằng việc làm”
, hoặc trích dẫn lời của Đức Chúa Giê-su: “Vì nếu anh em
yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công ích chi”
, hoặc trích dẫn
câu của thánh Phao-lô tông đồ: “Yêu Chúa yêu người không nên giả vờ”
(câu
này bản dịch cũ Kinh thánh tiếng Hoa là: tình yêu không thể là giả dối.)
Cuối cùng nói đến “luôn vui vẻ”.
Câu “luôn vui vẻ” mặc dù là ở trong Kinh Thánh tân ước, hơn nữa xuất xứ
từ thư của thánh Phao-lô tông đồ mà cha Vincent Lebbe rất thích đọc
, nhưng
khi mới nghe ngài giảng hoặc trò chuyện thì ngài rất ít dùng những lờitrên, ngài
quen dùng chữ vui vẻ, vui mừng và vui sướng. Ngay cả khi lần đầu tiên viết bản
hội quy của dòng, ngài cũng thích dùng“luôn vui vẻ, luôn phấn khởi, luôn mang
bộ mặt tươi cười”, hoặc có lúc ngài dùng cách nói tiêu cực như “không bi quan,
không mang vẻ mặt đăm chiêu, không nói lời nản chí.”
Toàn bộ học thuyết về “Toàn hy sinh, Thật yêu người, Luôn vui vẻ” luôn
gắn bó với nhau mà trở thành ”Cương lĩnh tinh thần tu đức” của cha Vincent
Lebbe.
Đến năm 1933 trước ngày lễ Chúa giáng sinh, hội dòng chúng tôi có cuộc
tĩnh tâm năm từ tám đến mười ngày, chương trình tĩnh tâm chỉ dựa theo “Cương
lĩnh tinh thần tu đức” của ngài đã soạn ra. Cha Vincent Lebbe đã diễn giảng mười
ngày tĩnh tâm theo các đề mục sau:
- Ngày thứ nhất: Sự sống của Thiên Chúa - Sủng ái. (nền tảng của
tinh thần tu đức)
- Ngày thứ hai: Đức tin. (chức năng của tinh thần tu đức)
- Ngày thứ ba: Đức cậy. (chức năng của tinh thần tu đức)
- Ngày thứ tư: Toàn hy sinh. (tổng luận)
- Ngày thứ năm: Từ bỏ của cải – Thanh bần. (đối tượng của toàn hy
sinh)
- Ngày thứ sáu: Dứt bỏ sắc – Khiết tịnh. (đối tượng của toàn hy sinh)
- Ngày thứ bảy: Từ bỏ ý riêng – Vâng lời. (đối tượng của toàn hy sinh)
- Ngày thứ tám: Chết hoàn toàn – Ngoài Thiên Chúa không có gì khác.
(mức độ rất cao của toàn hy sinh)
- Ngày thứ chín: Đức ái – Thật yêu người.
- Ngày thứ mười: Luôn vui vẻ.